BÁO GIÁ IN DECAL NHANH
Tin tức - sự kiện
Phân loại máy in trong kỹ thuật in Offset
Ngành in ấn ra đời dựa trên nhu cầu quảng bá, cung cấp thông tin đến người dùng của các doanh nghiệp. Ngày nay nhu cầu này ngày càng cần thiết nên ngành in ấn ngày cảng phát triển. Những kỹ thuật in truyền thống đã dần dấn được thay thế bởi kỹ thuật in nhanh hay còn gọi là kỹ thuật in Offset. Vì kỹ thuật in này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiết kiệm nguyên phụ liệu hơn trước. Để tìm hiểu về kỹ thuật in nhanh hiện nay, chúng ta sẽ đi từ khái quát đến chi tiết.
Thế nào là kỹ thuật in Offset?
Nếu bạn không phải là dân trong ngành in ấn, bạn sẽ không thể nào hiểu một cách chính xác được khái niệm về kỹ thuật in này, vì nó khá là phức tạp. Thế nên để hiểu được vấn đề này, chúng ta sẽ có một khái niệm đơn giản như sau. In Offset là kỹ thuật in thấm mực, lúc này mực in sẽ thấm qua những miếng cao su và thấm vào giấy in. Do thấm qua một lớp cao su nên khi ngấm vào giấy sẽ làm rõ được những chi tiết in và màu sắc. Đây là điều đặc biệt của in Offset so với in truyền thống và in kỹ thuật số. Thông thường kỹ thuật in này được sử dụng để in một số lượng lớn sản phẩm như là: tờ rơi, bao bì giấy, bao lì xì…
Quá trình hình thành một sản phẩm sử dụng kỹ thuật in Offset là như thế nào?
Một sản phẩm được làm ra khi sử dụng in Offset sẽ trải qua 5 giai đoạn như sau:
Lên ý tưởng cho bản in: Đây là còn gọi là khâu thiết kế bản in, và thông thường giai đoạn này sẽ do phía khách hàng cùng với bộ phận thiết kế của công ty in ấn bàn bạc, thống nhất. Giai đoạn này là bước quan trọng để tiến hành những giai đoạn sau. Nếu giai đoạn này phát sinh lỗi sẽ khiến cho thành phẩm khi hoàn thành sẽ không được đẹp và không đúng ý khách hàng. Do vậy, ở giai đoạn này, bộ phận thiết kế nên bàn bạc kĩ với khách hàng, lên ý tưởng chỉn chu, tạo ra những file thiết kế chuẩn xác. Để thực hiện việc thiết kế bản in, có thể thiết kế trên Corel, AI hay Photoshop. Sau khi đã có bản thiết kế hoàn chỉnh, sẽ chuyển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn output film: Đây cũng là bước khá quan trọng trong quy trình in Offset. Sau khi file thiết kế đã hoàn chỉnh thì sẽ được xuất ra để outfilm.  Lúc này chất liệu là những tấm film sẽ được tách thành 4 tấm film  đại diện cho 4 lớp màu cơ bản trong in Offset là C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Từ những màu cơ bản này có thể pha chế ra những màu khác, ví dụ màu xanh tím là được tạo từ sự kết hợp màu  C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng). Sau khi xong giai đoạn này, màu sắc sẽ ổn định như trong bản thiết kế ban đầu. Sau khi 4 tấm film này hoàn chỉnh, giai đoạn tiếp theo sẽ là phơi kẽm.
Phơi kẽm: Đến giai đoạn này, 4 tấm film sẽ được chụp hình ảnh của từng tấm lên bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Giai đoạn này là bước đệm để tiến hành in Offset.​
In Offset: Thông thường khi đến giai đoạn này từng màu một sẽ được in và in màu gì trước là phụ thuộc vào kin h nghiệm của người thợ in. Lúc này, người thợ in sẽ cho chạy từng tấm kẽm và sau khi các phần tử trên tấm kẽm được in hết ra hoàn chỉnh theo màu sắc đã định, người thợ in sẽ tháo tấm kẽm, vệ sinh máy cho hết mực và sau đó lắp tấm kẽm khác cùng loại màu khác vào, làm như vậy cho đến khi hết các bản kẽm màu cơ bản. Khi 4 bản kẽm màu cơ bản chồng lên nhau sẽ là bản in cuối cùng và quá trình in có thể kết thúc.
Gia công sau khi in: Đây là giai đoạn cần thiết và không thể thiếu trong quy trình in Offset. Giai đoạn này sẽ chia nhỏ them làm 2 công đoạn đó là cán láng và xén. Cán láng được chia làm 2 loại là cán mờ và cán bóng. Nếu cán bóng thì bề mặt sản phẩm in sẽ bóng hẳn lên, còn cán mờ thì bề mặt sản phẩm in sẽ mềm và mịn. Tùy vào ý kiến khách hàng mà khâu cán làng này có thể được thực hiện hay không. Thông thường cán làng sẽ được những khách hàng có nhu cầu làm tờ rơi, áp phích, poster để quảng cáo yêu cầu làm. Đó là quá trình cán láng, còn xén tức là tạo cho sản phẩm có độ vuông vức cũng như là có kích thước đúng quy định. Với công đoạn xén, sẽ có máy chuyên dụng để xén, tạo đúng kích thước và độ vuông vức theo ý muốn của khách hàng.
Đó là những khái niệm cơ bản về kỹ thuật in Offset và sau đây sẽ là thông tin về phân loại máy in đối với kỹ thuật này.
Phân loại máy in trong kỹ thuật in Offset:
Máy in dùng trong in ấn hiện nay nói chung và trong in Offset nói riêng có 2 loại là máy in 2 màu và máy in 4 màu.
Máy in 2 màu: Đây là loại máy in có lẽ đã ít sử dụng hơn trước. Thế nhưng do giá thành sản phẩm sau khi in bằng máy này rẻ nên nhiều cơ sở in ấn vẫn còn sử dụng loại máy này. Nếu so máy in 2 màu với những loại máy in khác thì chất lượng in sẽ không bằng những loại máy in khác. Bởi vì máy in 2 màu sẽ chỉ có 2 màu cơ bản, và do đó việc phối màu từ 2 màu cơ bản này cũng gặp không ít khó khăn, sản phẩm tạo ra cũng ít bắt mắt hơn. Máy in 2 màu dùng để in những sản phẩm đơn giản, ít màu sắc do đó giá thành của sản phẩm sau khi in bằng loại máy này sẽ rất là rẻ.
Máy in 4 màu: Đây chính là loại máy in được dùng khá phổ biến trong công nghệ in Offset. Máy in 4 màu, sẽ sử dụng 4 màu cơ bản để phối trộn để có thành phẩm in với nhiều màu sắc khác nhau. Thông thường sản phẩm từ máy in 4 màu sẽ có độ sắc nét hơn so với máy in 2 màu, do đó rất nhiều khách hàng ưa chuộng sản phẩm từ máy in 4 màu.
Các bài viết khác