BÁO GIÁ IN DECAL NHANH
Tin tức - sự kiện
NHỮNG THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM CỦA NGÀNH IN ẤN
Cùng với Công Thành tổng hợp những thuật ngữ và khái niệm cơ bản của ngành in ấn...!
Cũng giống với bất kỳ một ngành nghề nào, ngành in ấn cũng có những khái niệm và thuật ngữ riêng của mình. Những thuật ngữ và khái niệm cơ bản của ngành in ấn sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây đễ giúp cho các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về ngành in ấn, một ngành nghề đang thực sự phát triển trong nhiều năm trở lại đây.
 

1. In ấn là gì?

 
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông, vải... bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong ngành xuất bản.
  
 thuật ngữ và khái niệm ngành in ấn
 

2. Lịch sử ngành in ấn

  
Ngược dòng rất xa về năm 868 sau Công Nguyên (SCN), tại Trung Hoa (Trung Quốc ngày nay), sách đã xuất hiện dưới hình thức là những bản khắc gỗ. Đây được xem là hình thức sớm nhất của in ấn  và theo các nghiên cứu hiện tại thì in ấn đã xuất hiện ở Trung Quốc từ trước năm 220 trước Công Nguyên và tại Ai Cập vào khoảng thế kỷ IV. Vào năm 1040, Bi Sheng (Tất Thăng) đã sáng chế chữ in. Những con chữ này được dùng để in trong rất nhiều sản phẩm khác nhau.
 
 Lịch sử ngành in
 
Những năm 1430, Johannes Gutenberg đã phát minh ra máy in. Với bảng chữ cái ít phức tạp hơn thì khi phương pháp in hiện đại của ông ra đời, chúng đã tạo nên sự nhảy vọt về phát triển thông tin ở châu Âu, góp phần làm cho khu vực này phát triển nhanh hơn về khoa học kỹ thuật.
 
Máy in cho phép chúng ta có thể đưa một lượng lớn thông tin đến thế giới với chi phí thấp và hiệu quả.
 
Chiếc máy in là nền tảng của nhiều loại máy khác, tất nhiên, tinh xảo hơn chiếc bánh xe nhiều. Sự truyền bá kiến thức trong sách vở đã giúp những người khác có điều kiện tiếp cận các công nghệ mới và phát minh ra nhiều thứ hơn.
 

3. Ngành in ấn tại Việt Nam

 
Hiện nay bạn có thể thấy các sản phẩm in ấn xuất hiện ở khắp mọi nơi, dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Nếu như văn phòng nào cũng cần một máy in, photocopy đa chức năng để sao chép tài liệu, in hợp đồng, văn bản... thì in hóa đơn, in catologe, banner quảng cáo, poster, danh thiếp cũng dần trở nên phổ biến và không thể thiếu. Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều yêu sáng tạo, nghệ thuật. Các doanh nghiệp tận dụng lợi thế đó, thiết kế ra những mẫu bao bì đẹp mắt, đồng phục, quà tặng,... Tất cả đều nhờ đến in ấn.
  
 Tham khảo dịch vụ in của Công Thành: In hóa đơn tại Đà Nẵng - In nhanh tại Đà Nẵng
 
Đồng nghĩa với việc phát triển sự cạnh tranh là điều tất yếu. Cũng giống như Công Thành, luôn luôn mong muốn đem lại sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, những công ty phụ trách in ấn cũng tạo ra những lợi ích riêng khi sử dụng dịch vụ, chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ chăm sóc khách hàng hỗ trợ nhiệt tình và giá cả phù hợp với kinh tế, nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

 
 

4. Những thuật ngữ và khái niệm cơ bản của ngành in ấn

 

a. Thuật ngữ ngành in ấn


Bình trang –  Khi 2 hoặc nhiều trang được bố trí vào 1 trang in trong file, ta gọi là bình trang, sau khi bình trang xong thì người chế bản cho ghi trên bản kẻm, còn gọi là computer to plate.
 
Bình bản – Sắp xếp các trang in trên một tấm kẽm. Đây là cách bình bằng tay.
 
Lề xén – Người thiết kế thường hay quên vấn đề này khi thiết kế, còn gọi là chừa lề để xén, nếu bạn thường xuất file sang PDF để in, trong đó có phần lựa chọn là Bleed có nghĩ là bạn có xuất file chừa phần xén hay không? Tuỳ theo nhà in yêu cầu, thường thì chúng ta nên chừa xén là 2 mm, ví dụ: file thành phẩn của bạn là khổ A4, gồm cả kính thước chừa xén là 214 x 301 mm.
 
Cán bóng (mờ) – Một màng nhựa được cán nhiệt dính vào sản phẩm in như bìa sách, các-vi-dít và bưu thiếp. Nó mang lại sự bảo vệ, cũng như một lớp bề mặt bóng hoặc mờ trên thành phẩm. Có thể áp dụng trên 1 mặt hoặc cả 2 mặt của sản phẩm in.
 
cán bóng
 
CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black) – Những màu dùng trong màu in, nên khi các bạn thiết kế xuất file in thì nên để CMYK, nếu trong trường hợp bạn để chế độ RGB thì người chế bản chuyển tự động sang CMYK, màu sắc in ra bị xỉn màu hơn và không rực như bạn mong muốn.
 
RGB (Red, Green, Blue) – Hệ màu này là ngôn ngữ của màn hình máy tính và vô tuyến nên không phù hợp cho in ấn. RGB dựa trên các màu cộng – phối hợp màu red, green và blue light, ta thu được màu trắng nhẹ.
 
Coated Paper – Giấy in có lớp bề mặt bao phủ nhằm mang lại cảm giác mịn đều hơn.
 
Colour Mode – Chế độ màu dùng khi thiết lập file. Dựa vào phần mềm bạn dùng chế độ màu mặc định có thể là RGB hoặc CMYK. Với in 4 màu chúng tôi đề nghị các file để ở chế độ màu CMYK.
 
Bản bông – bạn có bao giờ nghe từ kí bông chưa? đó là cách gọi kí duyệt màu trên tờ in.
 
Crop Marks – Những ký hiệu màu đen ở các góc của bản bông pdf. Những ký hiệu này chỉ đường xén thành phẩm. Tất cả những thứ ở bên ngoài ký hiệu này sẽ bị xén bỏ.
 
Khổ thành phẩm – Khổ thành phẩm sau khi xén, ví dụ khổ thành phẩm của một tờ gấp khổ A5 là 210 x 297mm. Gia công – Bất kỳ quy trình nào sau in, bao gồm nhưng không giới hạn ở: xén, gập, khâu, vào gáy và cán.
 
Bế – tạo thành đường hằn trên giấy để gập hoặc tạo hình để gập thành hộp.
 
thuật ngữ ngành in
 
PMS (Pantone Matching System – Hệ thống căn chỉnh màu Pantome) – Màu PMS là màu tiêu chuẩn được liệt kê trong Hệ thống Căn chỉnh màu Pantone. Mỗi màu Pantone có một mã số riêng để các nhà in và nhà sản xuất khác nhau đảm bảo tính thống nhất về màu sắc. Nếu bạn đặt in 4 màu nhưng lại tải file có chứa màu Pantone (PMS) thì những màu PMS này sẽ được tự động chuyển sang CMYK. Vì lý do này, chúng tôi đề nghị sử dụng hệ màu CMYK cho tất cả các file. Trang in – Khi nói đến trang in, chúng ta đề cập đến số lượng thực của những trang in chứ không phải số lượng tờ giấy. Ví dụ một tạp chí 8pp khổ A4 gồm 2 tờ A3, in 2 mặt, gập, đóng ghim thành khổ A4.
 
PPI (pixels per inch) – Độ phân giải, thường tất cả các file được thiết lập ở 300ppi (300 pixels mỗi inch vuông). Nhưng cũng tuỳ theo chất lượng của giấy mà ta xuất file cho phù hợp.
 
Rasterized Fonts – có nghĩa là text chuyển sang hình ảnh, dù bạn để độ phân giải cao đi nữa thì text đó vẫn không rỏ bằng vector.
    
Convert Font: trước khi in, bạn nên thao tác việc này.
   
Ghim lồng – Một cách đóng sách dùng cho tạp chí và sách nhỏ từ 8 trang tới 72 trang (trang in). Tạp chí và sách nhỏ được dập ghim dây thép ở nếp gấp giữa.
  
Bản bông PDF – File xuất từ các chương trình thiết kế nên là file PDF: file được nén, màu sắc và chất lượng file không bị thay đổi.
 
  

b. Một số khái niệm cơ bản của ngành in ấn

 
  
In kỹ thuật số: Là công nghệ in ấn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất liệu nền.
  
máy in

In tẩy màu: hay còn gọi là Discharge printing, đây là kỹ thuật in được ứng dụng rộng rãi ngày nay, đặc biệt là in trên chất liệu vải, áo thun. Sự khác biệt giữa chính giữa in gốc nước và in tẩy là bước cuối cùng bao gồm một phụ gia tẩy màu được nhuộm nguyên thủy trên vải, và thay thế nó bằng màu sắc mong muốn. In tẩy Discharge là một sự lựa chọn tối ưu khi in trên chất liệu vải tối màu bởi khả năng loại bỏ màu nền của nó.
 
In gốc nước (Water-based printing): chủ yếu in trên mực in gôc nước. Có độ bóng khá cao nên thường được sử dụng trong các ấn phẩm cao cấp.
 
In màu: Là một kiểu in ấn tạo ra hình ảnh và chữ có màu sắc khác với màu trắng đen trước đây, kỹ thuật phổ biến hiện nay trong in màu là in bốn màu và in sáu màu (thêm màu gốc da cam và xanh lá cây) sử dụng hệ màu CMYK.
 
In ấn 3D hay công nghệ sản xuất đắp dần: là một chuỗi các công đoạn khác nhau được kết hợp để tạo ra một vật thể ba chiều. Trong in 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể. Các đối tượng này có thể có hình dạng bất kỳ, và được sản xuất từ một mô hình 3D hoặc nguồn dữ liệu điện tử khác.
 
Mực in: Mực in là hỗn hợp được tạo nên từ chất liên kết, chất tạo màu, dung môi và ngoài ra còn có các chất phụ gia dùng để điều chỉnh các tính chất khác nhau của mực như độ nhớt, độ dính, tốc độ khô hay độ pH.
 
Giấy in: Giấy in có rất nhiều mẫu mã, màu sắc, chất liệu… Tuy nhiên, để nói về thông số, sẽ có 2 thông số cơ bản chính: Tên giấy và định lượng.
 
  
Máy in laser: là loại máy thông dụng nhất hiện nay. Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia la de để chiếu lên một trống từ, trống từ quay qua ống mực có tính chất từ để mực được hút vào trống và giấy được chuyển qua trống đưa mực được bám vào giấy và xuất ra ngoài. Chúng ta có thể kể đến những chiếc máy in Canon, máy in Epson,...
 
Máy in phun: là loại máy được hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in. Mực in sẽ được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn để tạo ra các điểm mực đủ nhỏ giúp bản in có chất lượng cực sắc nét.
 
Máy in kim: là loại máy sử dụng các kim để chấm qua một băng mực làm hiện mực lên trang giấy cần in. Hiện nay loại máy này ít được ưa chuộng hơn hai loại máy trên.
 
Bài viết trên đây của Công Thành đã tổng hợp những khái niệm và thuật ngữ cơ bản của ngành in ấn. Hi vọng với những thông tin bổ ích này, bạn sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích để hiểu rõ hơn ngành dịch vụ đang rất “hot” hiện nay.
Các bài viết khác