BÁO GIÁ IN DECAL NHANH
Tin tức - sự kiện
Ảnh Bitmap là gì? Ảnh Vector là gì? Sự khác nhau giữa ảnh Bitmap và Vector
Cùng với Công Thành tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên..!
Trong lĩnh vực in ấn và thiết kế đồ họa 2D thì việc hiểu rõ 2 khái niệm ảnh Bitmap và ảnh Vector rất quan trọng. Việc nắm rõ 2 dạng hình ảnh này sẽ giúp bạn chủ động trong việc lựa chọn loại ảnh nào phù hợp với từng mục đích in ấn đặc biệt trong các khâu xuất film. Từ đó nâng cao độ chi tiết, sự sắc nét của hình ảnh khi in ấn.
ảnh bitmap là gì
 

1. Ảnh Bitmap là gì?


Ảnh Bitmap – gọi theo kỹ thuật là ảnh mành hóa (Rater Image) – đây là dạng ảnh dùng lưới các điểm ảnh, tức pixel, để biểu thị hình ảnh. Mỗi pixel (điểm ảnh) được gán một vị trí và gán giá trị màu cụ thể.

Các pixel là các phần tử của ảnh; là các ô vuông nhỏ độc lập màu sắc tạo ra những gì bạn nhìn thấy trên màn hình. Tất cả các ô vuông nhỏ này kết hợp với nhau tạo ra những hình ảnh bạn thấy. Hầu hết màn hình máy vi tính hiển thị xấp xỉ 70 đến 100 pixel/inch, số lượng thực tế phụ thuộc vào màn hình máy tính và các thiết lập hình ảnh. Smartphone có thể hiển thị gấp 3 lần các pixel như máy tính.

Có thể nói ảnh Bitmap là ảnh được tạo bởi ma trận 2 chiều của các điểm ảnh.

Các loại ảnh bitmap: thường có trên mạng, thiết bị androi, iOS hoặc phần mềm lập trình như: c#, c++

Các chương trình chỉnh sửa ảnh bitmap phổ biến:

 
  • Microsoft Paint
  • Adobe Photoshop
  • Corel Photo-Paint
  • Corel Paint Shop Pro
  • The GIMP

Tất cả ảnh được scan là bitmap, và tất cả ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số cũng là bitmap.
 

2. Ảnh Vector là gì?


Ảnh vector là bản thiết kế vector sẽ dễ hình dung hơn. Ảnh vector là sản phẩm được tạo ra từ các đối tượng, các hình cơ bản, điểm đường giới hạn. Chúng sử dụng các thuật toán để phối trộn màu sắc dựa trên các đường điểm giới hạn được tạo ra trước đó.

Trên thực tế Đồ hoạ vector là thuật ngữ để chỉ một lĩnh vực, được cấu thành từ nhiều đối tượng có thể scaling độc lập. Các đối tượng này được định nghĩa bởi các phương trình toán học, được gọi là Bezier Curves, chứ không phải là các pixel, vì vậy chúng luôn được render ở chất lượng cao nhất bởi vì chúng độc lập. Ảnh Vector sử dụng các phần mềm đồ hoạ vector để tạo ra các sản phẩm, các bức ảnh vector.

Giống như ảnh bitmap, người làm trên ảnh vector phải có kiến thức về xử lý vector.

Các chương trình vẽ vector phổ biến:
 
  • Adobe Illustrator
  • CorelDRAW
  • Xara Xtreme
  • Serif DrawPlus
  • Inkscape
 

 Có thể bạn quan tâm:

Sự khác biệt giữa hệ màu RGB và CMYK trong thiết kế và in ấn

​ 

3. Sự khác nhau giữa ảnh Bitmap và Vector - Cách phân biệt


- Định dạng ảnh

Do tính chất của 2 ảnh này khác nhau nên chúng có định dạng file khác nhau.

File vector: thường sử dụng bằng phần mềm thiết kế đồ họa như Corel hoặc AI. Các định dạng file thường gặp của Vector là: *.cdr (corel), *.psd (photoshop), *.ai (illustrator),  *.esp, *.pdf. Những định dạng này thường đi kèm với phần mềm thiết kế.

Ảnh bitmap: là file ảnh tập hợp bởi nhiều điểm ảnh pixel. Nếu mật độ pixel càng nhiều thì hình ảnh càng sắc nét. Các bạn có thể cảm nhận rõ ràng nhất khi mua điện thoại hay máy tính, nếu số lượng điểm ảnh càng lớn thì màn hình càng rõ nét.

Ảnh đồ họa bitmap là loại ảnh đã xuất ra dưới dạng ảnh. Các định dạng mở rộng ảnh bitmap là: *.jpg, *.jpeg, *.tip, *.gif, .v..v...

- Cấu trúc

Ảnh bitmap phụ thuộc vào độ phân giải (resolution). Độ phân giải là số lượng pixel trong một ảnh và thường có thông số là DPI (dots per inch/chấm trên inch) hoặc PPI (pixels per inch/pixel trên inch). Ảnh bitmap được hiển thị trên màn hình máy tính xấp xỉ 100 ppi.

Bởi vì bitmap phụ thuộc vào độ phân giải, không thể tăng hoặc giảm kích thước của chúng mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Khi bạn giảm kích cỡ ảnh bitmap thông qua phần mềm hoặc lệnh resize, bạn sẽ phải vứt bỏ các pixel. Khi bạn tăng kích cỡ của một ảnh bitmap bằng phần mềm, phần mềm sẽ tăng các pixel mới. Khi tạo các pixel, phần mềm sẽ ước tính các giá trị màu sắc dựa trên các pixel xung quanh. Quá trình này được gọi là “nội suy”.

“Sự nội suy” thực tế rất dễ hiểu. Nếu bạn nhân đôi độ phân giải của một ảnh bạn sẽ thêm các pixel. Giả sử bạn có 1 pixel đỏ và 1 pixel xanh dương đặt cạnh nhau. Nếu bạn nhân đôi độ phân giải, bạn sẽ thêm 2 pixel giữa chúng.

Ảnh Vector, như đã đề cập ở trên thì chúng được cấu thành từ nhiều đối tượng có thể scaling độc lập và bởi vì vậy các ảnh dạng vector không phụ thuộc vào độ phân giải. Bạn có thể tăng hoặc giảm kích thước của ảnh vector mà vẫn đảm bảo độ sắc nét của ảnh trên màn hình và sau khi in. Các font chữ cũng là dạng đối tượng vector.

Ưu điểm khác của ảnh vector là chúng không bị giới hạn trong hình chữ nhật như bitmap. Các đối tượng vector có thể đặt chồng lên các đối tượng khác, và đối tượng bên dưới vẫn được nhìn thấy.

Vector có rất nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm chính của nó là không phù hợp để tạo ra các ảnh “thực”.

- Dung lượng

Về cơ bản thì ảnh Vector có dung lượng thấp hơn khá nhiều khi xuất ra cùng một kích thước khi so sánh với ảnh Bitmap. Điều này đôi khi được sử dụng trong việc làm nhẹ các trang Website vốn có quá nhiều ảnh Bitmap.

- In ấn

Thông thường với các ấn phẩm Poster, card Visit, bao bì, bìa, các ấn phẩm kich thước nhỏ, bạn có thể sử dụng ảnh Bitmap nhưng với các bản in kích thước lớn như Banner ngoài trời, standy, backdrop hoặc các ấn phẩm cần có độ nét cao thì ảnh Vector vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu. 
 
Ảnh Bitmap

Ưu điểm 

Có nhiều phần mềm hỗ trợ xử lý ảnh bitmap. Khi làm xong có thể chuyển từ phần mềm này sang phần mềm khác mà không bị giảm chất lượng.

Nếu chỉnh sửa ảnh chuyên sâu thì ảnh bitmap tốt hơn vector, có nhiều hiệu ứng hơn.  Giúp bạn xử lý nhiều hiệu ứng in khác nhau.

Chất lượng in ấn đẹp hay không tùy thuộc vào độ phân giải và kích thước ảnh bitmap.

 
Nhược điểm

Cấu trúc ảnh bitmap sẽ bị thay đổi khi thu nhỏ, phóng to hình ảnh. Số lượng điểm ảnh sẽ tăng lên hoặc giảm đi theo tỷ lệ chỉnh sửa. Nếu tăng tỉ lệ ảnh lớn thì điểm ảnh chèn vào không đủ, gây ra tình trạng bể ảnh.

Độ phân giải có giới hạn, thường bị răng cưa nếu phóng to. Các file bitmap đẹp sẽ in được nếu đạt chuẩn độ phân giải. Nếu không bản in sẽ không đẹp như kỳ vọng.

 
Ảnh Vector
 
Ưu điểm:

Khi thay đổi kích thước hình vector, máy sẽ tự động cập nhật lại điểm ảnh sao cho không bi bể hình. Các màu trên hình sẽ không bị bể hay mất mát gì.

Do đó, nếu cần in ấn hãy lưu lại file vector để dễ chỉnh sửa sau này. Khi lưu ảnh vector, dù bạn xuất với kích thước lớn thì ảnh vẫn không bị nhòe.

 
Nhược điểm:

Xử lý màu không tốt. Các đường nét trên file được tạo từ 1 màu duy nhất. Người dùng không thể thấy điểm ảnh nên xử lý không được tốt nhất.
 

Nếu quan tâm đến vấn đề in ấn Poster, bạn có thể tham khảo bài viết: Những lưu ý trước khi in Poster

 

4. Lưu ý


Ảnh vector thường xuất phát từ phần mềm. Bạn không thể scan hình ảnh và lưu lại dưới dạng file vector mà không sử dụng phần mềm chuyển đổi chuyên dụng.

Ngược lại, ảnh vector có thể được chuyển đổi dễ dàng sang bitmap. Quá trình này được gọi là rasterizing. Khi bạn chuyển đổi ảnh vector sang bitmap, bạn có thể chỉ định độ phân giải cho ảnh bitmap.

Điều quan trọng là luôn lưu file gốc vector trước khi chuyển đổi nó sang bitmap; một khi chuyển đổi sang ảnh bitmap, ảnh sẽ mất tất cả các phẩm chất tuyệt vời khi ở trạng thái vector.

Hi vọng bài viết  trên đây sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi "Ảnh Bitmap là gì? | Ảnh Vector là gì? | Sự khác nhau giữa ảnh Bitmap và Vector"

Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc.

 
In nhanh Đà Nẵng: http://congthanh.vn
Các bài viết khác