Tin tức - sự kiện
Một số lưu ý khi in ảnh tại nhà
In ảnh bằng máy in màu để xem hay khoe với bạn bè là một trong những thú vui của đa số người dùng. Nhưng thực tế là có một số vấn đề thường gặp khi in ảnh bằng máy in màu mà chúng ta cần hiểu rõ để có được những bức ảnh in ra đẹp như ý.
1. Kích thước ảnh
Ảnh kỹ thuật số được tạo nên từ những điểm ảnh (pixel) và số lượng các điểm ảnh này sẽ quyết định kích thước của bức ảnh, hay còn gọi là dung lượng của tập tin ảnh. Tuy nhiên, các bức ảnh này chỉ có được kích thước thực sự về vật lý cho đến khi chúng được in ra giấy.
Đơn vị để chỉ độ phân giải in có ký hiệu là ppi (pixel per inch). Độ phân giải của một bức ảnh được in ra là số lượng các điểm ảnh được sử dụng trong mỗi inch và con số này thường rất cao, khoảng 300ppi. Tuy nhiên, hãng máy in Epson khuyến cáo độ phân giải in nên là kết quả của một con số nhân với 180ppi. Chẳng hạn, độ phân giải in 360ppi là một giá trị chuẩn. Hãy sử dụng độ phân giải của ảnh để tạo nên kích thước tối đa của bản in và cố gắng giữ cho con số này cao hơn 240ppi vì nếu thấp hơn mức này thì ảnh in ra sẽ hơi bị mờ.
Độ phân giải in của ảnh sẽ tỷ lệ nghịch với kích thước vật lý của ảnh, hay nói cách khác ảnh có độ phân giải in càng lớn thì kích thước vật lý càng nhỏ. Một bức ảnh 360ppi với 24 triệu điểm ảnh và kích thước 6.000 x 4.000 pixel sẽ có kích thước vật lý là 42,33 x 28,22cm. Nếu chọn độ phân giải ảnh in là 300ppi thì kích thước vật lý sẽ lớn hơn và đạt 50,8 x 33,87cm. Còn nếu giảm độ phân giải ảnh in xuống còn 240ppi thì khi đó bản in ra sẽ có kích thước là 63,5 x 42,33cm.
Trong khi đó, độ phân giải mà máy in dùng để đo thường có ký hiệu dpi (drop per inch). Đây là đơn vị dùng để xác định số lượng giọt mực được sử dụng trên bản in. Nhiều giọt mực sẽ tạo nên một điểm ảnh.
2. Profile máy in
Ảnh kỹ thuật số được tạo nên từ những điểm ảnh (pixel) và số lượng các điểm ảnh này sẽ quyết định kích thước của bức ảnh, hay còn gọi là dung lượng của tập tin ảnh. Tuy nhiên, các bức ảnh này chỉ có được kích thước thực sự về vật lý cho đến khi chúng được in ra giấy.
Đơn vị để chỉ độ phân giải in có ký hiệu là ppi (pixel per inch). Độ phân giải của một bức ảnh được in ra là số lượng các điểm ảnh được sử dụng trong mỗi inch và con số này thường rất cao, khoảng 300ppi. Tuy nhiên, hãng máy in Epson khuyến cáo độ phân giải in nên là kết quả của một con số nhân với 180ppi. Chẳng hạn, độ phân giải in 360ppi là một giá trị chuẩn. Hãy sử dụng độ phân giải của ảnh để tạo nên kích thước tối đa của bản in và cố gắng giữ cho con số này cao hơn 240ppi vì nếu thấp hơn mức này thì ảnh in ra sẽ hơi bị mờ.
Độ phân giải in của ảnh sẽ tỷ lệ nghịch với kích thước vật lý của ảnh, hay nói cách khác ảnh có độ phân giải in càng lớn thì kích thước vật lý càng nhỏ. Một bức ảnh 360ppi với 24 triệu điểm ảnh và kích thước 6.000 x 4.000 pixel sẽ có kích thước vật lý là 42,33 x 28,22cm. Nếu chọn độ phân giải ảnh in là 300ppi thì kích thước vật lý sẽ lớn hơn và đạt 50,8 x 33,87cm. Còn nếu giảm độ phân giải ảnh in xuống còn 240ppi thì khi đó bản in ra sẽ có kích thước là 63,5 x 42,33cm.
Trong khi đó, độ phân giải mà máy in dùng để đo thường có ký hiệu dpi (drop per inch). Đây là đơn vị dùng để xác định số lượng giọt mực được sử dụng trên bản in. Nhiều giọt mực sẽ tạo nên một điểm ảnh.
2. Profile máy in
Mỗi máy in cần phải được cung cấp cách để “chuyển” màu sắc của bức ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số. Nó cần biết cách để phối hợp 3 màu đỏ, lục và lam (RGB) mà bạn thấy trên màn hình thành bức ảnh in ra được kết hợp từ 4 màu mực xanh, hồng, vàng và đen (CMYK). Các thông tin màu này thường được bổ sung trong một hồ sơ (profile), thường là profile ICC hay profile máy in và nó xác định cụ thể các thông tin kết hợp về giấy, mực và máy in. Nếu bạn chuyển đổi giữa các loại giấy khác nhau thì bạn cần phải “báo” cho máy in để nó sử dụng đúng profile.
Nếu bạn chỉ sử dụng loại giấy và mực của nhà sản xuất máy in thì phần lớn các profile mà bạn cần sẽ được cài đặt cùng với trình điều khiển của máy in. Bạn có thể tải các profile loại giấy và mực chuyên dùng trong nhiếp ảnh từ trang web của nhà sản xuất hoàn toàn miễn phí. Sau khi đã tải profile, hãy giải nén nếu cần thiết và sao chép vào thư mục “C:/windows/system32/spool/drivers/color” trên máy tính Windows hay thư mục “Library/colorSync/Profiles” trên máy Mac. Bạn nên ghi lại tên của profile ra giấy để có thể sử dụng đúng loại profile mỗi khi cần in ảnh ra giấy.
3. Cân chỉnh màn hình
Tương tự như máy in, màn hình máy tính cũng cần phải biết cách để hiển thị đúng màu sắc. Nếu sử dụng một màn hình chưa được cân chỉnh hay đã cân chỉnh nhưng không đúng sẽ làm cho bạn không thể hiệu chỉnh ảnh đúng màu sắc như ý, hay thậm chí có thể làm cho bức ảnh trông tệ hơn khi được in ra giấy. Nếu một màn hình cho ảnh có màu ấm chẳng hạn, bạn cần phải điều chỉnh cho đến khi ảnh trung tính nhưng khi in ra thì ảnh sẽ thực sự trông lạnh hơn.
Một màn hình được cân chỉnh chính xác rất quan trọng cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Các sản phẩm màn hình đáng cân nhắc chẳng hạn như Datacolor Spyder 4 Express, Elite và Xrite ColorMunki Display. Các màn hình này thường đi kèm hướng dẫn quá trình tạo và lưu giữ profile để bạn có thể dễ dàng sử dụng và giúp tiết kiệm chi phí mực in khi in ảnh ra giấy.
4. Chọn mực in phù hợp
Giá thành của các loại mực in ảnh chất lượng tốt thường khá cao. Các hộp mực dạng nước này cũng có thiết kế phức tạp hơn so với loại hộp mực bằng nhựa rẻ tiền. Các hãng sản xuất mực in uy tín thường đầu tư nhiều hơn để đảm bảo sản phẩm của họ có độ bền cao hơn, đồng thời người dùng cũng không cần phải cân chỉnh lại mỗi khi thay thế hộp mực mới. Trong khi đó, các loại mực in giá rẻ thường có chất lượng màu sắc không đồng đều.
Đây có lẽ là yếu tố không quan trọng nếu bạn chỉ in văn bản đen trắng. Nhưng để in ra những bức ảnh lớn để treo phòng khách hay để triển lãm thì vấn đề này được đặt lên hàng đầu.
5. Gam màu
Máy in của bạn có thể không có khả năng tái tạo màu sắc chính xác của ảnh vì nó có gam màu khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể cung cấp cho máy in thông tin những vùng nằm ngoài gam màu bằng cách thực hiện quá trình xem trước (softproofing) hay mô phỏng cách mà ảnh in ra sẽ trông như thế nào trên màn hình máy tính.
Tốt nhất là bạn nên softproofing ngay từ khi bắt đầu giai đoạn hiệu chỉnh ảnh, vì vậy có thể thấy được sự điều chỉnh sẽ ảnh hưởng thế nào đến màu in.
6. Kích cỡ giấy
Có thể nói, khi đang tiến hành in ảnh thì không có gì khó chịu bằng việc sau khi ảnh đã được in ra bạn mới phát hiện đã nạp sai kích cỡ giấy.
Do đó, trước khi nhấn nút in hãy kiểm tra kỹ tất cả các thiết lập và đảm bảo rằng bạn đã nạp đúng loại giấy cần in vào khay giấy của máy.
7. Độ dày của giấy
Nhiều loại máy in ảnh thường có hai khay nạp giấy: một khay chuẩn và khay đa năng dùng cho các loại giấy dày, giấy in ảnh nhám và giấy in màu nước. Khay giấy đa năng thường được thiết kế để nạp giấy chạy thẳng vào máy nhằm tránh hiện tượng làm cong các loại giấy dày. Hãy xem tài liệu đi kèm máy in để biết cách nạp giấy theo dạng này.
Trong nhiều trường hợp, bạn cần phải bố trí không gian xung quanh máy in được rộng rãi để giấy in ra có thể chạy thẳng ra phía sau máy. Nên nhớ luôn luôn nạp các loại giấy dày mỗi lần chỉ 1 tờ để tránh trường hợp kẹt giấy.
8. Khả năng xử lý màu của máy in
Thay vì mất thời gian để softproofing và hiệu chỉnh để ảnh trông thực hơn thì bạn có thể xử lý màu của máy in ngay trong chính trình điều khiển của máy.
Cách thực hiện qui trình này sẽ khác nhau tùy thuộc vào hãng sản xuất, nhưng bạn có thể chọn tùy chọn và thiết lập để Photoshop quản lý màu sắc của ảnh.
9. Kiểm tra đầu in
Trước khi in ảnh, bạn nên thực hiện bước kiểm tra đầu in, in thử thật cẩn thận và xem thử ảnh in ra ở môi trường nhiều ánh sáng để có thể phát hiện các chi tiết bị mất hay có điểm nào không in được do đầu in bị nghẽn. Khi phát hiện vấn đề hãy chạy tính năng làm sạch đầu in và thực hiện lại bước in thử lần nữa nếu cần thiết. Không nên in ảnh thật sự cho đến khi bạn đã hoàn toàn đảm bảo tất cả đầu in của máy đã được sạch.
Các hãng máy in khuyến cáo người dùng nên mở máy và in bất kỳ văn bản hay hình ảnh mỗi tuần một lần, thậm chí ngay cả khi bạn không có nhu cầu in nhằm tránh trường hợp đầu in bị hư hỏng và hạn chế tình trạng đầu in bị nghẽn.
10. Chọn loại giấy in
Trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại giấy in ảnh từ nhiều hãng cung cấp giấy cũng như các hãng sản xuất máy in nổi tiếng. Mỗi loại giấy có đặc tính khác nhau và sẽ giúp nâng cao chất lượng của ảnh. Hãy chọn nhiều loại giấy khác nhau cho đến khi bạn phát hiện ra được một số loại giấy mà mình thích nhất, sau đó hãy thử in ảnh trên mỗi loại giấy này.
Không nên chọn các loại giấy in ảnh rẻ tiền không có thương hiệu. Chúng không thể giữ được mực in lâu và đa số máy in trên thị trường hiện nay dường như không hỗ trợ profile cho các loại giấy này.
Nếu bạn chỉ sử dụng loại giấy và mực của nhà sản xuất máy in thì phần lớn các profile mà bạn cần sẽ được cài đặt cùng với trình điều khiển của máy in. Bạn có thể tải các profile loại giấy và mực chuyên dùng trong nhiếp ảnh từ trang web của nhà sản xuất hoàn toàn miễn phí. Sau khi đã tải profile, hãy giải nén nếu cần thiết và sao chép vào thư mục “C:/windows/system32/spool/drivers/color” trên máy tính Windows hay thư mục “Library/colorSync/Profiles” trên máy Mac. Bạn nên ghi lại tên của profile ra giấy để có thể sử dụng đúng loại profile mỗi khi cần in ảnh ra giấy.
3. Cân chỉnh màn hình
Tương tự như máy in, màn hình máy tính cũng cần phải biết cách để hiển thị đúng màu sắc. Nếu sử dụng một màn hình chưa được cân chỉnh hay đã cân chỉnh nhưng không đúng sẽ làm cho bạn không thể hiệu chỉnh ảnh đúng màu sắc như ý, hay thậm chí có thể làm cho bức ảnh trông tệ hơn khi được in ra giấy. Nếu một màn hình cho ảnh có màu ấm chẳng hạn, bạn cần phải điều chỉnh cho đến khi ảnh trung tính nhưng khi in ra thì ảnh sẽ thực sự trông lạnh hơn.
Một màn hình được cân chỉnh chính xác rất quan trọng cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Các sản phẩm màn hình đáng cân nhắc chẳng hạn như Datacolor Spyder 4 Express, Elite và Xrite ColorMunki Display. Các màn hình này thường đi kèm hướng dẫn quá trình tạo và lưu giữ profile để bạn có thể dễ dàng sử dụng và giúp tiết kiệm chi phí mực in khi in ảnh ra giấy.
4. Chọn mực in phù hợp
Giá thành của các loại mực in ảnh chất lượng tốt thường khá cao. Các hộp mực dạng nước này cũng có thiết kế phức tạp hơn so với loại hộp mực bằng nhựa rẻ tiền. Các hãng sản xuất mực in uy tín thường đầu tư nhiều hơn để đảm bảo sản phẩm của họ có độ bền cao hơn, đồng thời người dùng cũng không cần phải cân chỉnh lại mỗi khi thay thế hộp mực mới. Trong khi đó, các loại mực in giá rẻ thường có chất lượng màu sắc không đồng đều.
Đây có lẽ là yếu tố không quan trọng nếu bạn chỉ in văn bản đen trắng. Nhưng để in ra những bức ảnh lớn để treo phòng khách hay để triển lãm thì vấn đề này được đặt lên hàng đầu.
5. Gam màu
Máy in của bạn có thể không có khả năng tái tạo màu sắc chính xác của ảnh vì nó có gam màu khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể cung cấp cho máy in thông tin những vùng nằm ngoài gam màu bằng cách thực hiện quá trình xem trước (softproofing) hay mô phỏng cách mà ảnh in ra sẽ trông như thế nào trên màn hình máy tính.
Tốt nhất là bạn nên softproofing ngay từ khi bắt đầu giai đoạn hiệu chỉnh ảnh, vì vậy có thể thấy được sự điều chỉnh sẽ ảnh hưởng thế nào đến màu in.
6. Kích cỡ giấy
Có thể nói, khi đang tiến hành in ảnh thì không có gì khó chịu bằng việc sau khi ảnh đã được in ra bạn mới phát hiện đã nạp sai kích cỡ giấy.
Do đó, trước khi nhấn nút in hãy kiểm tra kỹ tất cả các thiết lập và đảm bảo rằng bạn đã nạp đúng loại giấy cần in vào khay giấy của máy.
7. Độ dày của giấy
Nhiều loại máy in ảnh thường có hai khay nạp giấy: một khay chuẩn và khay đa năng dùng cho các loại giấy dày, giấy in ảnh nhám và giấy in màu nước. Khay giấy đa năng thường được thiết kế để nạp giấy chạy thẳng vào máy nhằm tránh hiện tượng làm cong các loại giấy dày. Hãy xem tài liệu đi kèm máy in để biết cách nạp giấy theo dạng này.
Trong nhiều trường hợp, bạn cần phải bố trí không gian xung quanh máy in được rộng rãi để giấy in ra có thể chạy thẳng ra phía sau máy. Nên nhớ luôn luôn nạp các loại giấy dày mỗi lần chỉ 1 tờ để tránh trường hợp kẹt giấy.
8. Khả năng xử lý màu của máy in
Thay vì mất thời gian để softproofing và hiệu chỉnh để ảnh trông thực hơn thì bạn có thể xử lý màu của máy in ngay trong chính trình điều khiển của máy.
Cách thực hiện qui trình này sẽ khác nhau tùy thuộc vào hãng sản xuất, nhưng bạn có thể chọn tùy chọn và thiết lập để Photoshop quản lý màu sắc của ảnh.
9. Kiểm tra đầu in
Trước khi in ảnh, bạn nên thực hiện bước kiểm tra đầu in, in thử thật cẩn thận và xem thử ảnh in ra ở môi trường nhiều ánh sáng để có thể phát hiện các chi tiết bị mất hay có điểm nào không in được do đầu in bị nghẽn. Khi phát hiện vấn đề hãy chạy tính năng làm sạch đầu in và thực hiện lại bước in thử lần nữa nếu cần thiết. Không nên in ảnh thật sự cho đến khi bạn đã hoàn toàn đảm bảo tất cả đầu in của máy đã được sạch.
Các hãng máy in khuyến cáo người dùng nên mở máy và in bất kỳ văn bản hay hình ảnh mỗi tuần một lần, thậm chí ngay cả khi bạn không có nhu cầu in nhằm tránh trường hợp đầu in bị hư hỏng và hạn chế tình trạng đầu in bị nghẽn.
10. Chọn loại giấy in
Trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại giấy in ảnh từ nhiều hãng cung cấp giấy cũng như các hãng sản xuất máy in nổi tiếng. Mỗi loại giấy có đặc tính khác nhau và sẽ giúp nâng cao chất lượng của ảnh. Hãy chọn nhiều loại giấy khác nhau cho đến khi bạn phát hiện ra được một số loại giấy mà mình thích nhất, sau đó hãy thử in ảnh trên mỗi loại giấy này.
Không nên chọn các loại giấy in ảnh rẻ tiền không có thương hiệu. Chúng không thể giữ được mực in lâu và đa số máy in trên thị trường hiện nay dường như không hỗ trợ profile cho các loại giấy này.
Các bài viết khác
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN IN CÔNG THÀNH. All rights reserved.
Trụ sở chính: 302 Hải Phòng, Q.Thanh Khê, ĐN
Tel: 0236 3889 666 - 0236 3730 888 - 0905 034 034
Email: incongthanhdanang@gmail.com
Xưởng in: Số 6-8-10-12 Ngô Thế Lân, Q. Cẩm Lệ, ĐN
Email: congthanhdn@gmail.com
Email: congthanhdn@gmail.com