Trong bất cứ một ngành nghề nào, từ du lịch cho tới kiến trúc, kỹ thuật cho đến bất động sản thì poster vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc marketing quảng bá thương hiệu. Hiểu một cách đơn giản thì poster là một ấn phẩm dùng để chuyển tải thông tin qua câu chữ (từ ngữ) hoặc thông qua hình ảnh (hình ảnh, tranh vẽ hoặc biểu tượng).
Poster là một công cụ công cụ giao tiếp hiệu quả, ít tốn kém, hướng đến những đối tượng người xem, khách hàng cụ thể. Về cơ bản, poster hiện nay có 2 hình thức là online và offline. Đây là cách gọi để chỉ những mục đích sử dụng khác nhau của 2 hình thức poster. Một cho các kênh truyền thông online như Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,...), Search Engine Marketing (SEM - Quảng cáo Google), Email,... Và một cho các kênh marketing truyền thống, phát tờ rơi, trao tận tay khách hàng,...
Với những poster sử dụng cho các kênh truyền thông online thì các mẫu thiết kế tốt, nội dung rõ ràng thì luôn dễ dàng truyền đạt được những thông điệp mà đơn vị quảng cáo muốn cung cấp. Còn với những mẫu Poster sử dụng cho các kênh Marketing truyền thống thì đôi khi sẽ gặp một số vấn đề khó khăn trong việc in ấn, đưa các thiết kế kỹ thuật số vào thế giới thực. Một số mẫu poster được trình bày rất đẹp và bắt mắt trên máy tính, nhưng khi in ấn thì luôn khiến bạn và công ty cảm thấy không hài lòng. Nếu lúc này công việc của bạn vẫn cần tạo ra một thiết kế poster dùng cho một buổi event, tiệc công ty,... hay đơn giản là để treo lên tường, thì đây là những lưu ý trước khi in Poster
Tìm hiểu thêm về Poster tại bài viết: Những thông tin cơ bản về Poster quảng cáo
1. CMYK
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ màu CMYK trong in ấn tại các bài viết sau đây: Sự khác biệt giữa RGB và CMYK trong thiết kế và in ấn.
Không chỉ riêng Poster mà là với tất cả những ấn phẩm khác, việc là rõ mục đích sử dụng của các ấn phẩm này là vô cùng quan trọng. Điều này giúp các bạn chủ động hơn trong việc thiết kế, cụ thể ở đây là hệ màu. RGB và CMYK là hai hệ màu hoàn toàn khác nhau, sử dụng cho các mục đích khác nhau. Nếu mục đích của bạn là mang các poster đi in, thì hãy chắc chắn rằng bạn đang làm việc, thiết kế trong không gian màu CMYK, chứ không phải RGB.
Dải màu của RGB rộng hơn CMYK khá nhiều vậy nên bạn cần phải nhận thức rõ một điều là: “Tất cả những màu đặc biệt trên máy tính mà bạn chọn trong Pts cho poster của mình sẽ trải qua công đoạn thực tế với màu mực. Vì vậy cần nhận thức được những màu nào sẽ không thể in ra”.
Việc này khá đơn giản ở trong PTS với: Image > Mode > CMYK color, điều này giúp bạn thể hiện chính xác màu hơn khi được in ra. Hay trong Illustrator bạn có thể chọn hệ màu ngay khi tạo vùng làm việc mới.
Còn nếu bạn đang làm việc ở hệ màu RGB và muốn chuyển về CMYK, bạn cần đặc biệt lưu ý màu xanh lá (green) và xanh da trời (thiên thanh, blue) trong file của bạn, chúng sẽ trở nên nhợt nhạt, buồn bẻ và khá vô hồn. Bạn có thể sử dụng công cụ Gamut warning tool (File > View > Gamut warning) trong Photoshop để phát hiện và tô sáng những màu sẽ gặp vấn đề khi convert từ RGB qua CMYK.
2. Sử dụng Vector nếu cần thiết
Luôn có một lời khuyên là: “Khi in, đặc biệt là in khổ lớn, vectơ là bạn của bạn. Hãy cố gắng thiết kế càng nhiều càng tốt trong một chương trình dựa trên vectơ như Adobe Illustrator. Không chỉ làm giảm kích thước tệp của bạn, nhưng nó sẽ đảm bảo rằng bạn có được kết quả in rõ nét nhất".
3. Độ phân giải (DPI) của bức hình
Sẽ không có bất kỳ một khách hàng nào muốn xem poster của bạn khi chúng quá mờ, thiếu sắc nét. Vậy nên hãy đặc biệt lưu ý vấn đề này, nhất là với những mẫu in có kích thước lớn. Điều này còn đúng với những mẫu Poster dùng để trình chiếu trên các phương tiện truyền thông Online. File đi in cần dung lượng lớn, tối ưu cho các kích thước in ấn khác nhau để tránh làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng cũng như bị xưởng in trả về cho chất lượng hình ảnh quá thấp. Thông thường các file đủ tiêu chuẩn để in thường có độ phân giải 300 Dpi. một vài Poster quá lớn, bạn có thể chuyển sang Vector như đã đề cập ở trên.
4. Kích thước Poster
Những poster in ấn phổ biến thường ở kích thước A2 (954mm x 420mm), A3 (420mm x 297mm) và A4. Loại giấy bạn chọn thì sẽ thảo luận với bên nhà in thường là 170gsm Silk hay Gloss Art Fsc hoặc 150gsm là những lựa chọn tốt. Gsm đại diện cho số grams trên mỗi mét vuông và nói lên độ dày của giấy.
Các bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu thêm về "cách phân biệt các loại giấy trong in ấn" tại đây
5. Chính tả
Ít được quan tâm, nhưng đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và đôi khi, hình ảnh công ty của bạn sẽ bị đánh giá không tốt cho sự thiếu tập trung và chỉn chu này.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy kiểm tra lỗi chính tả một cách tỉ mỉ lần nữa, lần nữa và một lần nữa… sau đó bạn nhờ bạn bè, đồng nghiệp kiểm tra thêm lần nữa nếu chưa cảm thấy chắc chắn. Chẳng có gì tệ hơn khi sản phẩm in ra lại có một lỗi chính tả.
6. Đưa file đi in và chọn giấy in
Đưa file bạn làm trong định dạng PDF (độ phân giải 300 dpi) hoặc Tiff mà không nén với dpi tương tự. Ở đây chúng tôi lựa chọn PDF vì độ phổ biến của định dạng này cũng như các phần mềm hỗ trợ. Bạn cũng có thể gửi file định dạng PNG, Jpg,... nếu chúng có độ phân giải đủ lớn. Vậy nên nếu bạn chỉ muốn in một poster được chụp từ điện thoại thì bạn có thể dùng JPG, nhưng lưu ý rằng một phần cạnh sẽ bị cắt và màu sắc có thay đổi.
7. Tràn lề
Tràn lề đơn giản là một khu vực nhỏ xung quanh cạnh của poster, vùng này có thể bị mất đi khi đi tới giai đoạn cắt đúng kích thước poster. Bạn sẽ không muốn việc sản phẩm lại có những khoảng trắng mà máy cắt không cắt đi.
Vậy nên khi thiết kế Poster, hãy chừa một khoảng trắng nhỏ bao quanh thiết kế của bạn. Bạn có thể hỏi nhân viên in ấn để xác định khoảng trắng này là bao nhiêu mm.
Có một lưu ý là bạn cũng nên tính đến việc nói rõ mục đích sử dụng của mình, Nếu dùng để treo, thì các nhà in sẽ biết cách chừa ra cho bạn một phần giấy in để lắp trên các thanh sắt, gỗ.
8. Digital vs Litho Printing
Bạn có hai lựa chọn cho việc in poster: Digital và Litho. Sự lựa chọn giữa Digital và Litho Printing sẽ chủ yếu dựa trên kinh phí của bạn và thời gian cần để có sản phẩm. In kỹ thuật số với mực in hoặc laser là rẻ và nhanh hơn cả. Nếu túi tiền là vấn đề thì bạn hãy chọn in kỹ thuật số. Có điều in kỹ thuật số chỉ có thể có sản phẩm ở khổ giấy A3.
9. Cửa hàng, công ty in uy tín.
Việc lựa chọn một công ty in ấn uy tín cho các ấn phẩm của mình là khá quan trọng. Điều này luôn giúp bạn cảm thấy an tâm về chất lượng bản in và đôi khi, họ cũng sẽ giúp bạn chỉnh sửa hoặc nhắc nhỡ bạn một vài lỗi sai trong bản thiết kế. Tại Đà Nẵng, Công ty in ấn Công Thành là một lựa chọn hợp lý dành cho bạn, sau gần 15 xây dựng và phát triển, Công ty in Công Thành là đối tác của rất nhiều công ty lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng như các tỉnh miền Trung.
Trên đây là những lưu ý trước khi đi in Poster mà bạn cần nắm rõ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chuẩn bị, làm việc với các thiết kế cho mục đích in ấn.
Trụ sở chính: 302 Hải Phòng, Q.Thanh Khê, ĐN
Tel: 0236 3889 666 - 0236 3730 888 - 0905 034 034
Email: incongthanhdanang@gmail.com
Email: congthanhdn@gmail.com