BÁO GIÁ IN DECAL NHANH
Tin tức - sự kiện
Bảng màu trong in ấn chuẩn
Trong in ấn, điều quan trọng nhất đó chính là màu sắc và sự lệch pha của màu sắc. Với sự khác biệt của các dãy màu và hệ màu khác nhau thì người làm việc in ấn phải phân biệt rõ để tránh các tình trạng màu sắc bị lệch hoặc sai màu gây ra các sản phẩm hỏng, kém chất lượng.
Nếu bạn đang phân vân về kiến thức màu trong bảng màu và hệ màu thì bài viết sau sẽ nhắc lại bảng màu trong in ấn chuẩn để bạn có thể nhanh chóng làm quen và làm việc hiệu quả hơn.
1.Màu  CMYK là gì?
Tên CMYK là cụm từ viết tắt của Cyan (xanh lơ), magenta (hồng đậm), yellow (vàng), key (dùng để chỉ màu đen). Đây là 4 màu cơ bản tạo thành dãy màu CMYK, đặc điểm của các màu này đó chính là sự loại trừ, nghĩa là khi bạn in chúng cùng một vị trí trên giấy màu trắng thì bạn sẽ nhận được màu đen. Với việc sử dụng dãy 4 màu thì bạn có thể kết hợp để tạo ra các màu sắc pha trộn khác nhau như đỏ, xanh lam, xanh lá,... Sử dụng màu CMYK sẽ cho màu sắc đẹp, có độ tương phản cao, đây cũng được xem là dãy màu có khả năng hấp thụ ánh sáng rất tốt.
2.Màu RGB là gì?
Tương tự CMYK, màu RGB cũng là từ viết tắt của các màu Red (màu đỏ), Green (xanh lá), Blue (xanh dương). Nếu CMYK là dãy màu hấp thụ ánh sáng thì RGB lại là dãy màu phản xạ ánh sáng, mặc dù màu cơ bản ít hơn nhưng dãy màu tạo ra từ RGB lại rất lớn, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về màu sắc cơ bản trong in ấn, đây cũng là dãy màu được rất nhiều người chọn lựa trong quá trình in và tạo ra các sản phẩm in màu.

3.Sự chuyển đổi của các hệ màu trong in ấn cần quan tâm
Do yêu cầu khác nhau nên bạn có thể dễ dàng chuyển đổi các hệ màu với nhau thông qua các lệnh chức năng của ứng dụng chỉnh sửa. Tuy nhiên, do tính chất đối nghịch giữa dãy màu cộng và trừ giữ CMYK và RGB mà chúng sẽ có một sự lệch màu nhất định. Chính vì vậy, bạn nên xem lại màu sắc, điều chỉnh lại độ sáng tối nếu như thực hiện quá trình chuyển đổi này.
Các bài viết khác