BÁO GIÁ IN DECAL NHANH
Tin tức - sự kiện
TĂNG ĐỘ BỀN CÁC MẪU BAO BÌ GIẤY VỚI KỸ THUẬT CÁN MÀNG
Cán màng là một trong những hình thức gia công in ấn phổ biến thường sử dụng trên nhiều loại ấn phẩm khác nhau, đặc biệt là trong kỹ thuật in ấn bao bì giấy. Phương pháp cán màng giúp cho các bao bì hộp giấy trở nên cứng cáp và bóng láng hơn. Giống như được che phủ bởi một lớp áo bảo vệ, những sản phẩm bao bì giấy được cán màng sẽ có “tuổi thọ” cao hơn; vẫn giữ lại màu sắc tươi mới ban đầu, đồng thời chống ẩm và dễ dàng lau chùi khi bám bụi.

Cán bóng/cán mờ là gì?
Trong quy trình sản xuất bao bì, cán màng là kỹ thuật được ưa chuộng nhiều nhất, đó là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng Polyme. Dựa trên độ phản quang bề mặt sản phẩm, người ta chia ra hai hình thức cán màng là cán bóng và cán mờ.
Với những mẫu bao bì giấy được cán bóng, tờ in sau khi dược cán màng sẽ có độ bóng sáng trông rất bắt mắt. Kỹ thuật này thường sử dụng phổ biến trên các sản phẩm hộp giấy bánh kẹo, đồ chơi trẻ em…
Ngược lại, với những mẫu bao bì giấy được cán mờ, tờ in mang lại cảm giác mờ chìm, khi sờ lên bề mặt tờ in sẽ cảm thấy rất trơn láng. Phần lớn, các ấn phẩm thường sử dụng phương pháp này gồm namecard, catalogue, tờ gấp, túi giấy... Mục đích nhằm tạo nên sự sang trọng, cuốn hút và huyền bí đối với các sản phẩm.

Vì sao nên cán bóng/cán mờ các ấn phẩm?
Cán màng nilon bóng hoặc mờ giúp tăng độ dày và sự cứng cáp, giúp các sản phẩm bao bì giấy dễ dàng đứng thẳng. Bên cạnh đó, lớp mực in được cán ép dưới lớp phủ của màng bóng (hoặc màng mờ) kéo dài độ bền của màu mực in theo thời gian, hạn chế bay hoặc mất màu, đồng thời cũng gia tăng khả năng chống nước.
Hơn thế nữa, tùy vào loại cán màng của sản phẩm bao bì giấy mà thành phẩm sẽ có độ sáng, độ bóng phù hợp, giúp nâng cao thẩm mỹ và sự trang nhã. Đặc biệt, với lớp nilon được cán trên bề mặt giấy in bao bì hoặc cataogue, thiệp mời, namecard… chúng ta dễ dàng lau chùi, tránh bụi bẩn.

Kỹ thuật cán bóng/mờ trải qua những bước nào?
Quy trình cán bóng, cán mờ trải qua nhiều công đoạn chi tiết để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh. Để tạo nên sản phẩm cán bóng, cán mờ người ta sử dụng một công cụ gọi là máy cán màng và nguyên liệu là cuộn màng.
Giấy được đưa vào hệ thống lăn, trục ép màng sau khi màng đã được tráng một lớp keo. Một trục khác sẽ thu hồi giấy tạo thành cuộn tròn. Sau đó đợi lớp keo khô sẽ xả lại từng tờ. Như vậy, sản phẩm cán màng đã được thành hình.

Nên cán bóng hay cán mờ sẽ tốt hơn?
Tuy hình thức giống nhau, nhưng kỹ thuật cán bóng và cán mờ trong kỹ thuật in bao bì vẫn có sự khác nhau về nhiều mặt.
Về độ phản quang, màu sắc sau khi cán bóng giúp sản phẩm có màu sáng hơn. Trong khi đó, cán mờ làm màu sắc tối mờ đi, tạo độ sang trọng.
Về sản phẩm, cán màng bóng thường sử dụng để in bao bì hộp giấy, đa phần để thu hút trẻ em nhờ độ sáng và màu sắc tươi tắn. Cán màng mờ thường sử dụng để in danh thiếp, in túi giấy, catalogue nhằm tạo độ tinh tế, sang trọng khi nhìn vào sản phẩm.
Tùy vào mục đích và nhu cầu sản xuất, in ấn bao bì, khách hàng có thể lựa chọn cán màng bóng hoặc màng mờ. Tuy nhiên, để có được sản phẩm cán màng ưng ý và chất lượng còn tùy thuộc vào kỹ thuật và khả năng của nhà sản xuất.
Các bài viết khác